NHÀ ĐẤT HOT

Văn bản pháp luật

 Thông tin về các đường phố ở TP Hà Tĩnh

Nguyễn Thị Minh Khai


1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Thị Minh Khai khởi đầu từ Ngã tư Quốc lộ 1A - đường Nguyễn Du  đến đường Vũ Quang.

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Thị Minh Khai (Canh Thân 1910 - Tân Tỵ 1941) liệt sĩ, nhà hoạt động cách mạng, thế hệ tiền bối của Đảng Cộng sản Việt Nam, lúc nhỏ bà có tên là Vịnh, quê ở xã Vịnh Yên, nay thuộc thành phố Vinh, Nghệ An. Bà theo học Quốc ngữ từ nhỏ. Năm 1927, bà gia nhập Đảng Tân Việt và có chân trong Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930, bà sang Trung Quốc làm việc tại Văn phòng Đông phương Bộ Quốc tế Cộng sản. Năm 1931, bà bị mật thám Pháp bắt ở Hồng Kông, đến năm 1934 được trả tự do. Trong năm này bà cùng ông Lê Hồng Phong được cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế Cộng sản tại Mạc Tư Khoa. Bà cưới chồng (ông Lê Hồng Phong) tại đây rồi vào học Đại học Đông Phương Staline. Năm 1936, bà được phân công vào Sài Gòn, tham gia Xứ ủy Nam Kỳ, phụ trách Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp khủng bố trắng, đến tháng 7/1940, bà bị địch bắt. Trong tù bà vẫn liên lạc được với tổ chức bên ngoài, lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng. Ngày 23/11/1940 cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra. Địch vin vào cuộc khởi nghĩa này lấy cớ tử hình một số cán bộ lãnh đạo của Đảng đang bị giam giữ, bà bị xử tử tại Hóc Môn vào ngày 28/8/1941, hưởng dương 31 tuổi. Khi còn trong tù, bà làm mấy câu thơ nói lên ý chí cách mạng của người cộng sản: "Vững chí bền gan ai hỡi ai, Kiên tâm giữ dạ mới anh tài. Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ, Con đường cách mạng vẫn chông gai"...

 

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Hữu Thái

 

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Hữu Thái  khởi đầu từ Đường Nguyễn Tất Thành  đến đường Hải Thượng Lãn Ông.

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

 

-------------------------------------------------------------------------------

Lý Tự Trọng

1. Vị trí con đường

Đường Lý Tự Trọng khởi đầu từ ngã tư đường Trần Phú (QL 1A) - KP 4,  Phường Trần Phú đến đường Nguyễn Công Trứ - đường Nguyễn Tất Thành.

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng (1914-1931) là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam.
Quê ở xã
Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh nhưng lại sinh ra tại tỉnh NaKhon Phanôm - Thái Lan.
Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, học giỏi, nói thạo tiếng Hán và tiếng Anh. Anh hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1929, Lý Tự Trọng về nước hoạt động với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và làm liên lạc cho xứ uỷ Nam Kì với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 9 tháng 2 năm 1931, trong buổi mít tinh kỉ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái tổ chức tại Sài Gòn, khi mật thám đến đàn áp, Lý Tự Trọng đã bắn chết thanh tra mật thám Legrant, anh bị bắt và kết án tử hình.

 

-----------------------------------------------------------------------------

 

Nguyễn Công Trứ


 

1. Vị trí con đường

Bắt đầu từ đoạn giao với đường Đặng Dung đến đoạn giao với Đại lộ Xô Viết Nghệ Tĩnh

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Công Trứ (Mậu Tuất 1778 - Mậu Ngọ 1858) là danh sĩ đời Tự Đức, lúc nhỏ có tên là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hải Văn, quê ở làng Uy Viễn, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình quan lại, cha làm Tham tán Nhung vụ, tước Đức Ngạn Hầu triều Lê - Trịnh. Năm 1819 ông đỗ Giải nguyên, năm 1820 được bổ làm Hành tẩu ở Quốc Sử quán, thăng dần lên Lang trung, Thị lang, Tham tri, sung chức Dinh điền sứ, Tổng đốc An Hải, nhiều lần làm tướng cầm quân dẹp thảo khấu bình định nội loạn, rồi bị cách chức, sau lại phục chức thăng Phủ doãn Thừa Thiên. Ông tính tình ngay thẳng, phóng khoáng, lại liêm khiết thương dân, hết mình vì đất nước, công lao không ai sánh được. Ông là người làm hết mực, chơi hết ga, đồng thời là một nhà văn hóa dân tộc. Về "cách chơi" ông có bài thơ nổi tiếng viết ở Huế: "Lênh đênh một chiếc thuyền lan Một cô gái Huế, một quan đại thần Ban ngày quan lớn như thần Ban đêm quan lớn tần mần như ma Ban ngày quan lớn như cha Ban đêm quan lớn rầy rà như con". Ông để lại khá nhiều thơ văn, nhiều bài hát nói theo chất liệu dân ca xứ Nghệ. Là người có công khẩn hoang lập ra hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn, tỉnh Thái Bình. Năm Thiệu Trị thứ ba, 1843, ông bị vu cáo nên bị cách tuột hết chức vụ, giáng xuống làm lính thú ở Quảng Ngãi. Ông đã từng nói: "Lúc làm đại tướng tôi không lấy làm vinh, thì nay làm tên lính tôi cũng không lấy làm nhục. Người ta ở địa vị nào có nghĩa vụ đối với địa vị ấy". Sau khi ông mất, nhân dân nhiều nơi đã lập đền thờ suy tôn ông làm Khai canh, Thành hoàng làng. Tháng 6 năm Duy Tân thứ tám (1914) ông được truy phong tước Thọ Tường Tử.

 

----------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Tất Thành


 

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Tất Thành bắt đầu từ ngã tư Lý Tự Trọng - Nguyễn Công Trứ đến đoạn giao với đường Nguyễn Thiếp

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 3-6-1911(*), Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Châu á, xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Chí Thanh


 

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Chí Thanh bắt đầu từ đoạn giao với đường Nguyễn Tất Thành đến đoạn giao với đường Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Biểu

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Chí Thanh (Giáp Dần 1914 - Đinh Mùi 1967) nhà hoạt động cách mạng, nhà báo, Đại tướng quân đội nhân Việt Nam, tên thật là Nguyễn Vịnh, quê làng Niêm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Năm 17 tuổi, ông đã cùng một số thanh niên đấu tranh chống thực dân Pháp, tham gia tích cực hoạt động cách mạng. Năm 1937, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, sau đó lần lượt được cử làm Bí thư chi bộ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên. Năm 1943 ông bị địch bắt, bị giam cầm qua các nhà tù Thừa Phủ, Buôn Ma Thuột, Lao Bảo. ở trong tù, ông vận động anh em đấu tranh, nhanh chóng thành lập Đảng bộ nhà tù, biến nhà tù đế quốc thành trường học rèn luyện của người Cộng sản. Đầu năm 1945, ông ra tù tiếp tục hoạt động cách mạng ở miền Nam Trung Bộ. Tháng 8/1945, Hội nghị Đảng toàn quốc họp tại Tân Trào, ông được bầu vào Ban Chấp hành T.Ư, rồi được cử làm Bí thư Phân khu Bình Trị Thiên, Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, trực tiếp phụ trách công tác xây dựng giúp đỡ cách mạng Lào. Tại Hội nghị này, Bác Hồ nhận xét về ông: "Bác biết chú là người có chí lớn, trong lao tù vẫn hoạt động có hiệu quả, tin tưởng cách mạng thành công. Nay thời cơ ấy đã đến, chí sắp thành. Bác đặt tên cho chú là Nguyễn Chí Thành". Do trong Tỉnh ủy Thừa Thiên có một người tên Thành, ông xin phép Bác được đổi là Nguyễn Chí Thanh. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai năm 1951 của Đảng, ông được bầu vào Bộ Chính trị, được cử làm Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, năm 1958 được phong quân hàm Đại tướng; ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Khi đế quốc Mỹ đem quân ồ ạt vào miền Nam, Bộ Chính trị đã cử ông vào Nam làm Bí thư Trung ương Cục và trực tiếp chỉ đạo cách mạng Miền Nam. Đêm mồng 6/7/1967, tại Hà Nội, ông cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang hoạch định kế hoạch đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của Mỹ thì đột ngột từ trần sau một cơn đau tim nặng, hưởng dương 53 tuổi. Do công lao to lớn của mình, ông được Đảng, Nhà nước ta tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều Huân, Huy chương cao quí khác, được truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang. Ông là vị tướng du kích mưu lược thiên tài, một vị tướng thương lính hết lòng, là người chỉ huy đầy bản lĩnh, là nhà quân sự tài ba của quân đội ta, đồng thời là nhà hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế mẫu mực của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông đã viết hàng trăm bài báo về nhiều lĩnh vực, ông là tác giả của 19 đầu sách, trong đó có các cuốn: Chống chủ nghĩa cá nhân, Cải tiến tác phong công tác của chúng ta, Đảng ta lãnh đạo tài tình, Chiến tranh nhân dân, Hoan nghênh hợp tác xã Đại Phong, Phòng trừ mối cho nhà cửa và kho tàng, Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Hiện mộ ông táng tại nghĩa trang Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

---------------------------------------------------------------------------------------------

Nguyễn Thiếp


 

1. Vị trí con đường

Đường Nguyễn Thiếp bắt đầu từ đoạn giao với đường Phan Đình Phùng qua Tỉnh uỷ đến Hào Thành (Khối phố 6 - phường Tân Giang)

3. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Nguyễn Thiếp (1894-1932) Bí danh: Kim Đơn, Nguyễn Châu, Nguyễn Cầu, Nguyễn Hữu Diên.

Nguyễn Thiếp sinh năm 1894, trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Phù Việt, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ Nguyễn Thiếp đã tỏ ra là một cậu bé thông minh, ham học và có nhiều khát vọng lớn. Sau khi đậu sơ học, Nguyễn Thiếp về dạy học ở quê nhà để có điều kiện tham gia hoạt động yêu nước.

Cuối năm 1928, Nguyễn Thiếp được cử phụ trách Đại tổ Tân Việt huyện Thạch Hà và bổ sung vào BCH tỉnh bộ Tân Việt Hà Tĩnh. Sau khi Đảng Tân Việt bị phân hoá và tan rã, Nguyễn Thiếp và các đảng viên có xu hướng cộng sản lại tích cực hoạt động cho việc thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Tháng 3/1930 tại Hội nghị thành lập Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh, đồng chí Nguyễn Thiếp đựoc bầu vào BCH đảng bộ tỉnh, trực tiếp phụ trách phong trào các huyện phía Nam, với bí danh là Kim Đơn. Được sự chỉ đạo tích cực và sát sao của đồng chí Nguyễn Thiếp, đến tháng 7/1930, các huỵên Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh đã xây dựng được 30 chi bộ cộng sản với hơn 100 đảng viên và thành lập được các phủ huyện lâm thời. Nhờ đó phong trào cách mạng ở đây phát triển ngày càng rầm rộ.

Tháng 9/1930, tại Phù Việt (Thạch Hà), Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh được triệu tập. Trong đại hội này đồng chí Nguyễn Thiếp được bầu làm Bí thư Tỉnh uỷ.

Đảm nhận trọng trách lớn, đồng chí Nguyễn Thiếp cùng với BCH Đảng bộ tỉnh dồn mọi sức lực vào công tác xây dựng Đảng về tư tưởng và tổ chức, làm hạt nhân lãnh đạo phong trào quần chúng. Đồng chí đã trực tiếp xuống các huyện chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ côt cán cơ sở.

Đầu năm 1931, đồng chí Nguỵễn Thiếp được bổ sung vào BCH Xứ uỷ Trung Kỳ, với bí danh là Nguyễn Cầu, và ra Vinh công tác. Ở cơ quan Xứ uỷ một thời gian, tháng 3/1931, đồng chí lại được phân công về chỉ đạo phong trào tỉnh Hà Tĩnh.

Giữa lúc Nguyễn Thiếp đang cùng với đồng chí, đồng bào Hà Tĩnh tích cực đấu tranh chống lại chính sách khủng bố trắng của địch, bảo vệ chính quyền Xô Viết thì tháng 5/1931 đồng chí đựoc điều về Xứ uỷ để củng cố BCH Xứ ủy, sau khi Nguyễn Phong Sắc ra Bắc công tác; Đồng chí đựoc bổ sung vào Ban Thường vụ Xứ uỷ Trung Kỳ.

Ngày 21/6/1931, trong khi đang gấp rút chuẩn bị cho Hội nghị Xứ uỷ Trung Kỳ, đồng chí bị địch bắt ở Vinh. Bọn mật thám đã dùng mọi ngón đòn nguy hiểm để tra tấn nhưng chúng đã đầu hàng trước ý chí sắt thép của đồng chí.

Tấm gương dũng cảm bất khuất của đồng chí Nguyễn Thiếp là niềm cổ vũ, khích lệ lớn đối với anh em tù chính trị nhà lao Vinh. Tháng 10/1931, thực dân Pháp kết án đồng chí 13 năm khổ sai và đày vào nhà lao Buôn Mê Thuột.

Ngày 16/2/1932, đồng chí Nguyễn Thiếp đã trút hơi thở cuối cùng trong niềm tiếc thương vô hạn của các đồng chí tù chính trị ở nhà lao Buôn Mê Thuột.

Cuộc đời chiến đấu bền bỉ, sôi nổi và những phẩm chất đạo đức sáng ngời của đồng chí Nguyễn Thiếp là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Phan Đình Phùng


 

1. Vị trí con đường

Đường Phan Đình Phùng bắt đầu từ ngã 3 đường Hà Huy Tập - đường Trần Phú (QL 1A) đến đoạn giao với đường Nguyễn Trung Thiên

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Phan Đình Phùng (Đinh Mùi 1844 - ất Mùi 1895), người anh hùng chống Pháp, hiệu Châu Phong, quê ở làng Đông Thái, nay là xã Đức Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình Nho học, cha là Phó bảng, từng làm Phủ doãn Thừa Thiên, sau ra Bắc làm Tán lý Quân vụ. Phan Đình Phùng đỗ Cử nhân năm 1876, năm 1877 thi Đình đỗ Đình nguyên Tiến sĩ, được cử giữ chức Ngự sử Đô sát viện làm việc tại Kinh đô. Ông tính cương trực thẳng thắn, thông minh, liêm khiết không xu nịnh bất cứ ai, dù đó là vua. Ông cực lực phản đối Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường chuyên quyền tự phế vua Dục Đức, nên 1883, ông bị bắt giam rồi đuổi thẳng về làng. Nhưng khi Kinh đô thất thủ, vua Hàm Nghi ra Tân Sở xuống chiếu Cần Vương, ông đã sát cánh cùng Tôn Thất Thuyết tập hợp nghĩa binh kháng Pháp. Ông lập căn cứ ở vùng rừng núi Hương Sơn, Hà Tĩnh quyết đánh Pháp tới cùng. Ông là người có học vấn cao, lại hay tin dùng tướng trẻ. Cao Thắng là một viên tướng như vậy được ông giao trọng trách mở xưởng chế tạo vũ khí để đánh giặc, nhờ vậy mà nghĩa quân của ông đánh thắng nhiều trận làm cho quân thù tổn thất khốn đốn. Chúng dùng chiêu bài cử Hoàng Cao Khải gửi thư chiêu dụ, ông từ chối; chúng cử Nguyễn Thân và đám tay sai đem quân ra sức đàn áp, bắt thân nhân, quật mồ mả tổ tiên ông, song ông vẫn không sờn lòng mà còn chiến đấu oanh liệt hơn trước. Sau gần 10 năm kháng chiến đánh Pháp, Phan Đình Phùng lâm bệnh, mất tại chiến khu núi Quạt, nhằm ngày 28/12/1895, hưởng dương 51 tuổi (có sách ghi ông sinh năm 1847, mất năm 1895, hưởng dương 48 tuổi). Phan Đình Phùng để lại một số bài thơ: Khóc Cao Thắng, Lâm chung thời tác, Thắng trận hậu cảm tác, Điếu Lê Ninh và Viết sử địa dư vựng cách, lúc sắp mất ông có bài "Thuật hoài" tỏ rõ chí mình, qua bản dịch của Nguyễn Q. Thắng: "Nhung trường vâng mạng đã mười đông, Việc võ lôi thôi vẫn chẳng xong! Dân đói vang trời kêu ổ nhạn, Quân gian dậy đất rộn đàn ong. Chín trùng lận đận miền quan tái, Trăm họ phôi pha đám lửa nồng. Trách vọng càng to càng nặng nhọc, Tướng môn riêng hổ tiếng anh hùng". Được tin ông mất, nhiều văn thân Nghệ Tĩnh và sĩ phu khắp đất nước làm thơ, đối liễn thương tiếc kính viếng ông.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Phan Đình Giót


 

1. Vị trí con đường

Đường Phan Đình Giót bắt đầu từ góc đường Phan Đình Phùng vường hoa Lý Tự Trọng đến đoạn giao với đường Hà Huy Tập

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Phan Đình Giót sinh nǎm 1920 ở làng Tam Quang, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo. Bố bị chết đói. Anh phải đi ở từ năm 13 tuổi cực nhọc, vất vả. Cách mạng tháng Tám thành công, anh tham gia tự vệ chiến đấu, đến năm 1950, anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Trong cuộc sống tập thể quân đội, Phan Đình Giót luôn tự giác gương mẫu về mọi mặt, hết lòng thương yêu giúp đỡ đồng đội, sẵn sàng nhận khó khăn về mình, nhường thuận lợi cho bạn nên được đồng đội mến phục. Phan Đình Giót tham gia nhiều chiến dịch lớn như: Trung Du, Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên Phủ.

Mùa đông năm 1953, đơn vị anh được lệnh tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hành quân gần 500 km, vượt qua nhiều đèo dốc, mang vác nặng nhưng đồng chí vẫn kiên trì, giúp đồng đội về tới đích. Trong nhiệm vụ xẻ núi, mở đường, kéo pháo lên đèo xuống dốc vào trận địa rất gay go gian khổ, anh đã nêu cao tinh thần gương mẫu, bền bỉ và động viên anh em kiên quyết chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên.

Chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt pháo ta bắn chuẩn bị.

Các chiến sỹ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh quả thứ chín thì bị thương vào đùi nhưng vẫn xung phong đánh tiếp quả thứ mười. Quân Pháp tập trung hoả lực trút đạn như mưa xuống trận địa ta. Đồng đội bị thương vong nhiều.

Lửa căm thù bốc cao, anh lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch đang hoang mang, Phan Đình Giót vọt lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh lại bị thương vào vai, máu chẩy đầm đìa. Nhưng bất ngờ từ hoả điểm lô cốt số 3 của lính Pháp bắn rất mạnh vào đội hình ta. Lực lượng xung kích bị ùn lại, Phan Đình Giót cố gắng lê lên nhích dần đến gần lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng, duy nhất là dập tắt ngay lô cốt này. Anh đã dùng hết sức mình còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai, miệng hô to:

"Quyết hy sinh…vì Đảng…vì dân!!.." rồi rướn người lấy đà, lao cả thân mình vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hoả điểm lợi hại nhất của quân Pháp đã bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi hy sinh, Phan Đình Giót đã được Tiểu đoàn, Đại đoàn khen thưởng 4 lần.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Đặng Dung


 

1. Vị trí con đường

Đường Đặng Dung bắt đầu từ góc vườn hoa  Lý Tự Trọng - đường Phan Đình Giót đến đoạn giao với đường Nguyễn Phan Chánh

2. Tiểu sử nhân vật lịch sử gắn liền với con đường

Đặng Dung (Quý Sửu 1373 - Giáp Ngọ 1414) Danh tướng công thần số một đời Hậu Trần, con của Tri phủ Hóa Châu Đặng Tất; quê ở huyện Thiên Lộc (nay là Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh vào ngụ tại huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Sau khi cha của ông mất, ông cùng với Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy ra Thanh Hóa rước Trần Quí Khoách vào Nghệ An lập làm vua Trùng Quang, tiếp tục kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Trải qua nhiều trận đánh lớn ở Mô Độ, Thiên Quan, Thái Già ông từng làm cho quân Minh phải khiếp sợ. Ngoài việc cầm quân đánh giặc, ông còn là một nhà thơ, ông có bài thơ Thuật hoài lưu lại hậu thế, nói lên nỗi niềm uất hận và thương cảnh nước mất nhà tan. Đời sau, danh sĩ Lý Tử Tấn bạn đồng khoa với Nguyễn Trãi phê bình bài Thuật Hoài của Đặng Dung đã viết: "Phải hào kiệt chi sĩ bất năng" (nghĩa là không phải người hào kiệt không thể làm được). Lúc sa cơ, ông bị giặc Minh bắt cùng với Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy và vua Trần Quí Khoách, ông vẫn giữ lòng trung bất khuất với lý tưởng.

------------------------------------------------------------------------------------------------

Đồng Quế


 

1. Vị trí con đường