NHÀ ĐẤT HOT

Thị trường bất động sản không đến nỗi đổ vỡ

Mặc dù thị trường bất động sản có nhiều khó khăn nhưng các chuyên gia bất động sản nhận định việc đổ vỡ là khó xảy ra.

Ông Tống Văn Nga – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản VN

Ông Tống Văn Nga – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Bất động sản VN: Nói tới bong bóng BĐS cần phải có những căn cứ khoa học và nghiên cứu cụ thể.

Thị trường BĐS lên xuống tính theo chu kỳ, biên độ của nó khoảng 3-4 năm, lúc này là lúc khó khăn chung, nhưng chưa có đơn vị nào phá sản, vì trong hiệp hội các thành viên chưa ai kêu đến mức phá sản.

Nếu cứ tiếp tục thắt chặt tín dụng thì chắc chắn các đơn vị đầu tư kinh doanh BĐS tiếp tục chịu khó khăn hơn. Có người nói giá BĐS chưa về giá trị thực. Tôi có thể nói giá trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là chính sách, nếu không có sửa đổi cơ bản của nghị định 69 mà vẫn tính toán giá đền bù, tư vấn, tâng giá đất chui vào giá thành chắc chắn sẽ đội giá lên cao.

Đồng thời, trong thời gian qua có những nghiên cứu chưa sát thực, căn hộ cao cấp phát triển hơi nhiều trong khi nhà giá trung bình, nhà cho người thu nhập thấp lại quá ít , mà trên thực tế nhu cầu này là nhiều.

Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh: Thị trường bất động sản trầm lắng nhưng nói 'đóng băng' là chưa đúng

Thị trường bất động sản đang ở trong giai đoạn trầm lắng nhưng nói thị trường đóng băng thì không đúng. Đóng băng đúng nghĩa của nó sẽ không có giao dịch, nhưng thực tế ở đâu đó vẫn có giao dịch, vấn đề là nhiều hay ít và tùy theo từng địa phương.

Thực ra mà nói, theo dõi các năm qua, các ngân hàng hết sức quan tâm và ưu ái cho ngành BĐS, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư cũng như những người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn vay cho ngân hàng.

Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh

Bà Nguyễn Thị Loan, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh

Nhưng vấn đề hiện nay, ngân hàng không thể tiếp tục cho chủ đầu tư, khách hàng vay tiền nhiều hơn nữa vì vấn đề nguồn cung tiền có giới hạn, nhiều ngành và lĩnh vực đặc biệt như sản xuất, xuất nhập khẩu… phải được ưu tiên phát triển trong tình hình hiện nay. Nếu mà chúng ta tiếp tục nới lỏng cho vay, thì trên mọi miền đất nước chúng ta có biết bao nhiêu dự án, chưa có cơ quan nào tính toán tất cả các dự án này có bao nhiêu nền nhà, bao nhiêu căn hộ, thực tế nhu cầu ở thực sự tại từng địa phương, tỉnh, thành phố là bao nhiêu?

Nếu chúng ta tiếp tục cho cung tiền ra nhưng không kiểm soát được thì đây là vấn đề đảm quan hệ cung cầu giữa nguồn cung và nhu cầu nhà ở thực sự và sẽ dẫn đến tình trạng nhiều dự án ra nhưng không có người ở.

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House): Thị trường không đến nỗi đổ vỡ.

Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm còn rất khó khăn, có thể kéo dài qua năm 2012. Quang trọng là kinh tế vĩ mô sáng sửa, Nhà nước giải được bài toán vĩ mô tốt, thị trường sẽ phục hồi dần từng bước, sẽ qua được khó khăn.

Khó khăn lớn nhất là về vốn và về khả năng thanh toán của người dân yếu đi. Đó là khó khăn lớn nhất làm sức mua thị trường giảm hẳn xuống vì thế hàng bị tồn đọng, các doanh nghiệp không trả được nợ ngân hàng, do bị sức ép về lãi suất, chi phí quá lớn.

Ông Lê Chí Hiếu (ảnh), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House)

Ông Lê Chí Hiếu (ảnh), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House)

Một số doanh nghiệp tồn đọng nhiều chắc chắn sẽ bán ra giá như bán tháo để trả nợ. Cái đó ảnh hưởng xấu đến thị trường nhưng đó cũng là cơ hội những nhà đầu tư khác có thể mua lại dự án và người dân có thể mua sản phẩm với giá rẻ hơn.

Tôi nhận định, thị trường không đến nỗi đổ vỡ, mà chỉ là cái bong bóng giá xì hơi. Theo quy luật là nó sẽ phải trải qua giai đoạn đó. Nhưng nó kéo dài bao lâu là ẩn số, chưa biết được.

T.N (Tổng hợp) (Dothi)

Tin cùng chuyên mục